Bài 9: Xây dựng wheel link nội bộ
3,312 lượt xem
1. Link: là một đường dẫn, một cây cầu giữa 2 page khác nhau. Bạn muốn đi từ page này sang page khác, bạn sẽ cần phải đi qua cây cầu này. Link có Thành phần chính:
Tên của link, còn gọi là anchor text
URL của page đích (page bạn muốn đến)
Ví dụ: Bạn đang đọc bài viết "VFF sẽ mời cơ quan chức năng..." trên VNexpress.net như hình dưới.
Một tin tức trên VNexpress có link dẫn về các bài khác (được thể hiện bằng các anchor text)
Bạn thấy trong nội dung bài này, có 2 Tiêu đề (anchor text) khá hấp dẫn ở đầu là: "Tuyển thủ Việt bật..." và "Chuyên gia Vú Mạnh Hải...". Bạn muốn xem bài"Tuyển thủ Việt..." và ấn vào Anchor Text đó. Lập tức bạn được dẫn sang một trang bài viết mới, với nội dung phù hợp với Anchor Text bạn vừa thấy ở trang trước đó. Và phần URL của bài viết này được thể hiện trên ô địa chỉ của trình duyệt.
URL page đích được thể hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt
ANCHOR TEXT sẽ có 3 lựa chọn phổ biến nhất:
Để trùng URL đích (http://thethao.vnexpress.net/photo/affcup/tuyen-thu-viet-bat-khoc-khi-giac-mo-tan-vo-3119439.html)
Để trùng tiêu đề của page đích (giống VNexpress ở trên)
Để trùng từ khóa muốn SEO cho page đích đó (ví dụ: thay vì để đủ tiêu đề như VNexpress, họ cũng có thể để từ khóa "Tuyển thủ Việt", và chèn URL page đích vào từ khóa này
2. Wheel Link: là tên gọi cho hệ thống link bánh xe. Có 2 dạng wheel link là: wheel link trong nội bộ một website, và wheel link trong nội bộ các website trong cùng một hệ thống. Ở trong bài này, chúng ta chỉ bàn về hệ thống Wheel Link cho NỘI BỘ 1 WEBSITE.
Như anh Đức đã trình bày trong SEO Click, chúng ta sẽ xây dựng các link liên kết giữa bài viết với nhau, với các menu cha chú, và với trang chủ. Từ đó tạo ra một hệ thống link bánh xe - wheel link như hình bên dưới.
Sơ đồ link liên kết kiểu bánh xe
Việc xây dựng liên kết nội bộ (wheel link) là một công đoạn quan trọng giúp SEO website tốt hơn, cũng như tăng tỷ lệ chốt đơn hàng của bạn. Nhưng trước khi xây dựng wheel link; bạn phải up lên website những nội dung “chất lượng” cao, đủ để cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết về sản phẩm hoặc giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ.
Các vị trí đặt link trong một trang bài chi tiết
Chúng ta có 4 vị trí để đặt link thường thấy nhất:
Đầu bài viết
Giữa bài viết
Cuối bài viết
Lồng ghép theo từ ngữ trong bài
Các vị trí đặt link phổ biến trong bài (các link trên đều là link ẩn dưới một đoạn văn bản)
Còn một ví trí đặt link nữa nhưng lại khá khác biệt. Đó đặt link vào trong một hình ảnh - dạng banner sản phẩm ấy. Khi click vào ảnh thì sẽ dẫn qua một trang sản phẩm, hoặc cũng có thể là một bài viết.
Dạng link ẩn dưới một hình (banner)
Link sẽ có 3 dạng:
Link ẩn dưới một từ, cụm từ: Bài hướng dẫn Wheel Link
Link ẩn dưới 1 hình ảnh
Link trần: http://support.imgroup.vn/seo-click/huong-dan-cach-xay-dung-wheel-link-link-noi-bo-trong-website.html
Một lưu ý quan trọng nữa, trước khi đặt link, bạn nên PR cho nội dung link trước. Cũng như nên dùng link ẩn dưới một anchor text hơn là link trần. (nhìn cho gọn)
Ví dụ: bạn đang viết một bài về “Cách viết bài chuẩn SEO”, và muốn đặt link dẫn về bài viết “Cách thôi miên bằng ngôn từ”. Bạn viết trước một đoạn như sau:
“Một bài viết chuẩn SEO sẽ rất tốt cho bạn tăng thứ hạng trên Google, thế nhưng muốn nó lôi cuốn được khách hàng thì lại là một vấn đề khác. Bạn nên tham khảo thêm bài viết >>Cách thôi miên bằng ngôn từ<< để biết cách khiến khách hàng mê mẩn với bài viết của bạn.”
Xong đoạn đó, thì bạn chèn link ẩn vào dưới từ “>>Cách thôi miên bằng ngôn từ<<” là ok.
Các kiểu liên kết nội bộ điển hình trong website
Thông thường, liên kết nội bộ (wheel link) được đặt nhiều nhất trong các bài viết dạng tin tức để hỗ trợ SEO. Ngoài ra, bài giới thiệu chi tiết sản phẩm cũng có thể đặt wheel link, tùy ý đồ của chủ web.
7 dạng wheel link bạn nên đặt trong một bài chi tiết:
Link về một bài viết cùng chủ đề
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link với bài “Trị mụn không dùng thuốc”
Link về một bài viết khác chủ đề
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link với bài “Trị nám hiệu quả”
Link về menu cha
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link với Menu “Trị mụn”
Link về menu khác trong website
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link với Menu “Trị nám”
Link về trang chi tiết sản phẩm
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link về bài sản phẩm “Kem trị mụn Ugly”
Link về trang chủ
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link về trang chủ “lamdep.com”
Link về chính nó
Ví dụ: Bài “Trị mụn tại nhà” link về bài “Trị mụn tại nhà”
Thường thì một trang chi tiết (tin tức hoặc sản phẩm) chỉ chứa tối đa 10 link liên kết nội bộ. Và thực ra không phải lúc nào cũng làm full 10 link. Vì nếu bạn đặt link mà không ai click vào link đó, thì google sẽ xem là spam và giảm hạng trang chi tiết đó của bạn. Vậy nên khi đặt link cần đặt theo ý đồ của mình: tăng chốt sale hoặc giữ khách lại lâu hơn.
GỌI NGAY - 1900 636 040
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ TỐT NHẤT
IM GROUP
Địa chỉ:18 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Email: support@imgroup.vn